PHÁP HỘI NIỆM PHẬT A DI ĐÀ
Tịnh Thất Quan Âm
 

SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ



LỜI CỦA TỔ ẤN QUANG DẠY SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ?

Sự nghiệp của chúng ta là gì? Chính là dùng thân để làm gương, hoằng dương sự giáo hoá của Đức Phật, chỉ lấy tự lợi, lợi tha, tự lập, lập người, làm chí hướng sự nghiệp, đối với hư danh, lợi lộc, phù phiếm đều xem nhẹ, chẳng hề bận lòng; đối với chân lý, thanh quy quyết chẳng vi phạm, khiến cho người thấy kẻ nghe, đều sanh lòng ngưỡng mộ. Đấy gọi là: “dùng lời lẽ để dạy thì bị tranh cãi, dùng thân để dạy người ta thuận theo”.
Chuyện thế gian hay xuất thế gian, không một chuyện nào chẳng lấy thân làm gốc. Nếu gốc chẳng lập, dẫu có làm gì đi nữa thì cũng chỉ là chuyện phô trương bề ngoài mà thôi! Đã không chân tu ắt sẽ chuốc lấy sự khinh thường từ bên ngoài lại còn ngược ngạo tạo bằng cớ cho kẻ tà kiến huỷ báng Phật pháp. Tự lợi lẫn lợi tha đều mất thì đại sự sanh tử làm sao liễu được?


KỆ VIẾT TRÊN VÁCH QUAN PHÒNG CHÙA
BÁO QUỐC Ở TÔ CHÂU

Năm Dân Quốc thứ 24 (1935)
Sống uổng bảy mươi năm,
Tháng ngày chẳng còn mấy,
Như tù dẫn ra chợ, 
Mỗi ngày gần cái chết,
Tạ tuyệt hết thảy sự,
Để chuyên tu Tịnh Nghiệp,
Nếu hiểu lòng ngu thành,
Mới là chân Liên Hữu.

KỆ TU TRÌ
Giữ vẹn luân thường
Trọn hết bổn phận
Ngăn dứt lòng tà
Giữ gìn lòng thành.
Đừng làm các ác
Vâng làm các thiện
Kiêng giết cứu mạng
Ăn chay niệm Phật
Hồi hướng vãng sanh
Thế giới Cực Lạc.
Dùng để tự hành
Lại còn dạy người
Ấy gọi Phật tử
Hành giả hãy nên
Làm như thế ấy
Công đức vô lượng.

                 “Niệm Phật mới hòng tiêu túc nghiệp,
Kiệt thành sẽ tự chuyển phàm tâm”.

“Đạo nghiệp chưa thành, há dám để tâm này tán loạn,
Kỳ chết sắp đến, tận lực tạ từ mọi thù tạc”.

“Hãy nên phát nguyện, nguyện vãng sanh
Núi khe nẽo khách, từ nay thôi quyến luyến.

Tự mình chẳng về, về liền được
Gió trăng quê cũ, toàn thể hãy tự vâng”.

“Đóng cửa chẳng tiếp ai, xót nghĩ thân này sắp chết,
Chuyên tâm tu tịnh nghiệp, thẹn thay đạo nghiệp chưa thành”.



Chùa Quan Thế Âm Tổ 15 - Trụ Trì: ĐĐ Thích Giác Nhàn
Tổ 15, Thôn Trung Hiệp, Xã Hiệp An, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
Tel. (+84) 0909.747.474 - (+84) 0933.447.312

Email: voluongtho0909747474@gmail.com