PHÁP HỘI NIỆM PHẬT A DI ĐÀ
Tịnh Thất Quan Âm
 

KHUYẾN GIỚI PHÓNG SANH


KHUYẾN GIỚI PHÓNG SANH VĂN CỦA TỔ SƯ ẤN QUANG

Sự tình sát sanh ăn thiệt thê thảm lắm thay, lại còn di hoạ vừa sâu vừa xa! Con người và loài vật đều cùng bẩm thụ sự sanh thành trưởng dưỡng của trời đất mà sống, cùng được hưởng cái thân huyết nhục, cùng có tánh linh tri, cùng biết tham sống sợ chết, hướng lành lánh dữ, quyến thuộc đoàn tụ thì vui sướng, ly tán bèn đau xót, được ban ân thì cảm ơn, bị làm khổ thì ôm lòng oán hận. Mỗi một điều đều giống như nhau. Hiềm rằng loài vật do sức ác nghiệp đời trước phải đoạ làm súc sanh, hình thể khác biệt, miệng chẳn thể nói được! Lẽ ra con người phải thương chúng nó bị đoạ lạc, mong cho chúng nó đều được sống yên vui. Sao lại nở lòng vì chúng nó hình dạng khác biệt, trí lực thấp kém, bèn chúng như thức ăn, cậy vào trí lực tài lực của chính mình để vây sướng miệng, thoả bụng ta trong chốc lát vậy thay?
       Kinh dạy: “ hết thẩy loài có mạng sống, không một loài vật nào chẳng yêu mến thân mạng”  Cứ từ ta suy ra, ắt sẽ hiểu, đừng giết, đừng đánh đập, Ông Hoàng Sơn Cốc nói:
Thịt ta, thịt chúng sanh,
Tên khác thể vốn đồng,
Vốn cùng một chủng tánh,
Chỉ thân xác khác nhau,
Khổ não bọn chúng chịu,
Béo ngọt ta hưởng riêng,
Chớ đợi diêm vương xử,
Tự suy ắt biết mà.
         Chỉ vì con người chẳng biết đặt mình vào hoàng cảnh ấy để xét lại, đến nổi đem chuyện khổ sở cùng cực, thảm thiết cùng cực giáng xuống thân loài súc vật mà lòng vui sướng, tự bảo mình có phước, chẳng biết phước thọ đã vung bồi từ đời trước sẽ bởi đấy mà dần dần bị tiêu diệt, trong vị lai sẽ đời đời phải hứng chịu những khổ độc chẳng có lúc nào xong! Nếu trong lúc sát sanh ăn thịt mà nghĩ đến chuyện này, dẫu có kẻ đem cái chết uy hiếp buộc phải sát sanh, ăn thịt, vẫn chẳng dám làm.
        Trong niêm hiệu Đồng trị - Quang tự nhà Thanh, tiên sinh Lương Kính Thúc ở Phước Châu đã soạn khuyến giới lục, ghi chép những quả báo nhãn tiền do sát sanh. [ trong sách ấy có chép truyện] huyện lệnh Bồ Thành là ông X... kiêng sát sanh đã lâu, nhưng bà vợ tánh nết bạo ngược,  hun hăng lại ham ăn tục uống, hằng ngày lấy chuyện giết mổ chúng sanh làm điều khoái trá. Gặp ngày sinh nhật, sai đầu bếp chuẩn bị đầy đủ sẳn. Dưới bếp, lợn, dê lủ khủ, gà, ngỗng cả bày, vươn cổ kêu ai oán, sẽ đều bị giết sạch, Ông ta chông thấy, thương sót, bảo vợ: “ Đúng hôm sinh nhật của bà, chúng nó sã lâm vào tử địa, lẽ ra nên phóng sanh để cầu phước thọ” Bà vợ trả treo: “ Nếu tuân theo lời dạy, cấm nam nữ chung đụng, kiêng sát sanh thì máy chục năm sau nhân loại tiệt diệt, khắp thiên hạ đều là cầm thú! Ông đừng thốt lời lẫm cẩm ấy nữa! Tô chẳng bị kẻ khác gạt đâu!” Ông ta biết không thể khuyên răng được, thở dài bỏ đi.
Đêm hôm ấy bà vợ ngủ say, bất giác mộng thấy thân đi xuống bếp, thấy đầu bếp mài dao xoèn xoẹt, bọn tôi trai tớ gái đứng quây quanh xem. Chợt thấy hồn mình hợp làm thân lợn. Gã đầu bếp biết trước hết trói chặt bốn vó lợn, đặt lên một cái ghế gỗ ta, chẹn đầu lợn, cầm dao bén chọc vào yết hầu lợn, đau thấu tâm can. Lại nhúng vào nước sôi sùng sục, cạo lông khắp thân, đau khắp mình mẩy. Lại sẻ từ cổ xuống đến bụng, đau đớn cùng cực khó chịu đựng được. Hồn bèn cùng với ruột gan tan nát, cảm thấy bồng bềng không nơi nương tựa. Một lúc lâu sau lại thấy gá vào thân dê, sợ hải tột cùng, gào lên cuồng loại, nhưng bọn tôi trai tớ gái vẫn ngay ngô cười hềnh hệch như thể không một đứa nào thấy nghe gì. Nỗi thảm do bị cắt xẻ nơi thân dê ấy còn gấp bội lần thân lợn. Rồi lại căt cổ gà, mổ vịt, không con nào [ bị làm thịt bà ta] chẳng đích thân hứng chịu [nổi khổ].
        Mổ xẻ khắp loạt rồi, vừa mới hơi hoàn hồn thì một người đầy tớ già cầm một con cá chép vàng óng ánh đến. Hồn bà ta lại nhập vào thân cá, nghe một đứa tớ gái vui vẻ hô: “  Phu nhân khoái ăn món này lắm, bà ta đang ngủ say. Hãy mau giao cho nhà bếp làm món [canh] cá viên để làm món điểm tâm” liền có người cạo vảy, lóc mật, chặc đầu, vạt đuôi,. Khi cạo vảy thì giống như bị tùng xẻo, khi cắt bỏ mật thì như mổ bụng. Rồi lại bị đặt lên thớt, phầm phập bâm vụn ra. Khi ấy cứ mỗi nhát dao là một lần đau đớn, giống như đã hoá thành trăm ngàn vạn ức thân hứng chịu hình phạt lăng trì vậy! Tận hết sức hét lên như điên cuồng mới tỉnh ngủ, con hầu bé bước vào thưa: “ món cá viên đã nấu xong, mời phu nhân dùng điểm tâm” liềm lập tức bảo bỏ đi. Hồi tưởng lại cảnh sợ hải, mồ hôi đẩm như mưa, do vậy dặn đầy tớ bãi bỏ tiệt tùng. Ông cật vấn cặn kẻ, bà bèn thuật chuyện đầy đủ. Ông cười nói: “ Bà một mực không chịu tin Phật. Nếu chẳng hứng chịu các nổi khổ não, làm sao có thể buông dao đồ tể xuống được? Bà vợ chỉ lắc đầu không nói. Từ đây thôi ăn mặn mà ăn chay cùng giữ giới kiêng sát sanh. Đấy là chuyện trong niên hiệu gia khánh.
       Hình thể giữa người và vật do tội hay phước mà sai khác. Đã may mắn được làm người thì phải thương xót loài vật cùng mang cái thân máu thịt này, cùng có tánh linh tri này mà tìm cách cứu với, che chở để bọn chúng thoát lìa sự giết chóc thì người ấy đời đời sẽ được làm người. Nếu lại còn có thể tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì sẽ cậy vào sức từ tâm không giết ấy mà sẽ từ tạ sa bà mãi mãi, mâu thoát nỗi khổ luân hồi, cao đăng, an dưỡng, vĩnh viễn hưởng niềm vui chân thường. Nếu coi loài vật là thức ăn rồi mặc tình tàn sát thi khi một hơi thở ra không hít vào được nữa, thần thức sẽ đoạ trong loài ấy, dẫu có hối hận cũng chẳng có ích gì.
        Hơn nữa, vị phu nhân [ được nhắc đến trong câu chuyện trên đây] tánh tình tàn nhẫn, hung ác, trọn chẳng đem tình lý khuyên nhủ được, nhưng do một đêm nằm mộng liền thôi ăn mặn mà ăn chay, kiêng giết, phóng sanh. Do vậy biết rằng con người và loài vật vốn không hai. Đời sống giống như giấc mộng, sự - lý tương đồng. Nếu chẳng mau chóng sữa đổi tâm trước, khó khỏi hứng chịu quả báo sau này. Hễ sanh làm dị loại thì đời đời kiếp kiếp thường bị giết chóc, muốn làm lại được thân người, trọn chẳng có lúc nào! Vì thế, sau khi nằm mộng bèn liền giác ngộ. Do [ đích thân cảm nhận]  nỗi khổ thảm khóc, chỉ sợ đời sau chịu đựng lần nữa . nhưng vì phu nhân ấy trong đời trước vốn có thiện căn lớn lao nên mới lấy được người chồng từ thiện, nhưng vì mê muội sâu nặng nên trải qua máy chục năm hun đúc vẫn chẳng thể cảm hoá được bà ta. Nếu chẳng nằm mộng thấy như thế thì nỗi khổ trong tương lai sẽ chẳng thể nào nói được nổi!
       Kính khuyên người đời ai nấy đều nghĩ đến điều này thì sẽ thấy hết thảy các thứ thịt giống như thịt của chính mình. Dẫu bị uy hiếp, dùng cực hình khống chế vẫn chẳng dám ăn, huống hồ chẳng bị ai sai khiến ư? Quan Đạo Doãn xứ Cối Kê là hoàng Hàm Chi bẩm tánh vốn nhân từ , ăn chay thờ Phật, do thấy gần đây thiên tai nhân hoạ liên tiếp xảy ra, nguyên do phần lớn là do sát sanh ăn thịt mà khởi. Do vậy, liền viết cuốn Khuyến Giới Sát Phóng Sanh Văn ( văn khuyên kiêng giết, phóng sanh) bằng thể văn bạch thoại, cho đúc bảng kẽm để lưu truyền nhằm mong đọc giả đều cùng phát khỏi tấm lòng trung hậu, khoan dung, trắc ẩn, không nghĩa nào chẳng rỏ, không điều gì chẳng cởi gở. Lại còn được Pháp Sư Đế Nhàn thuộc chùa Ấn Tông ước theo nghĩa “ đồng thể duyên sanh” và ý của các kinh phạm võng, Lăng Nghiêm, Lăng Già v.v... để viết lời tựa, còn Quang thì dựa theo tình lý và những sự thực trong cõi đời gần đây để phụ hoạ thêm, ngõ hầu những ai biết yêu thương chính mình sẽ cùng yêu thương loài vật.



Chùa Quan Thế Âm Tổ 15 - Trụ Trì: ĐĐ Thích Giác Nhàn
Tổ 15, Thôn Trung Hiệp, Xã Hiệp An, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
Tel. (+84) 0909.747.474 - (+84) 0933.447.312

Email: voluongtho0909747474@gmail.com