Bài Luận 4 -  Phật Giáo Dĩ Hiếu Vi Bổn Luận

(Luận về Phật giáo lấy Hiếu làm gốc)

Hiếu là đạo không ǵ lớn hơn được nữa; bao trùm trời đất, uốn nắn thánh, đào tạo hiền, tiên vương tu đạo hiếu nên thành tựu đức tột cùng, Như Lai nương theo đạo này chứng được đạo Giác. V́ thế, Hiếu kinh[1] đạo Nho có câu: “Ôi! Hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất, là hạnh của dân vậy!” Giới kinh nhà Phật dạy: “Hiếu thuận phụ mẫu, sư Tăng, Tam Bảo. Hiếu thuận là pháp chí đạo. Hiếu gọi là Giới, cũng gọi là ngăn dứt. Thế gian hay xuất thế gian không ǵ chẳng lấy Hiếu làm gốc”. Hiềm rằng thế tục phàm t́nh chỉ biết hành đạo Hiếu nơi mặt h́nh tích rơ ràng, chẳng biết chỗ cùng cực tận hiếu.

Hễ cứ thấy hàng Thích Tử xuất gia, liền dựa theo ngay ư kiến ức đoán của chính ḿnh, mặc t́nh hủy báng: “Chẳng hiếu thuận phụ mẫu, chẳng khác ǵ phường đăng tử nghịch đồ!” Chẳng biết pháp thế gian trọng hiếu mà pháp xuất thế gian cũng không hề không trọng hiếu.

Bởi lẽ, Hiếu như thế gian nói th́ có h́nh tích để tuân theo, c̣n đạo Hiếu của họ Thích th́ giản lược nơi bề ngoài, mà chuyên chú dốc sức nơi cái gốc. Có h́nh tích để tuân theo th́ rơ ràng dễ thấy, c̣n chuyên chú dụng sức nơi gốc th́ kín đáo, khó thể tỏ rơ. V́ sao nói như vậy? Nho th́ hầu hạ, phụng dưỡng cho cha mẹ yên thân, coi đó là Hiếu. Lập thân, hành đạo, dương danh hậu thế khiến cho cha mẹ nở mày nở mặt th́ gọi là đại hiếu. Luận đến cùng cực th́ phàm là Ngũ Thường[2], Bách Hạnh, không ǵ chẳng nhằm phát huy đạo Hiếu. V́ thế, thiên Tế Nghi của sách Lễ Kư có câu: “Chặt một cái cây, giết một con thú chẳng đúng thời th́ chẳng phải là hiếu”. V́ thế mới nói: “Đạo Hiếu Đễ thông thấu thần minh, sáng khắp bốn biển vậy”. Luận về Hiếu đến mức như vậy, có thể nói là tột cùng, chí lư vậy, không c̣n thêm ǵ được nữa! Nhưng hiếu như vậy rơ ràng thuộc trong ṿng tai mắt, con người ta dễ thấy.

Chỉ có hàng Thích Tử chúng ta lấy chuyện thành đạo lợi sanh làm cách báo ân tối thượng. Không chỉ báo đáp cha mẹ nhiều đời, mà c̣n báo đáp hết thảy cha mẹ trong tứ sanh lục đạo từ vô lượng kiếp. Không những hiếu kính cha mẹ khi c̣n sống mà c̣n độ thoát linh thức của cha mẹ, khiến cho họ vĩnh viễn thoát khỏi khổ luân, thường trụ Chánh Giác. V́ vậy, mới nói: “Đạo Hiếu của họ Thích ẩn kín, khó thể hiểu rơ vậy!”

Tuy vậy, đạo Hiếu của Nho lấy chuyện phụng dưỡng cha mẹ làm đầu, nếu đệ tử Phật từ biệt cha mẹ xuất gia th́ có phải là chẳng đoái hoài công cha mẹ nuôi dưỡng hay chăng? Đức Phật chế định: Xuất gia phải bẩm cùng cha mẹ. Nếu có anh em, con cháu, có thể nhờ cậy th́ mới được bẩm thưa cùng cha mẹ, cha mẹ bằng ḷng mới được xuất gia. Nếu không, chẳng cho xuống tóc. Có người xuất gia rồi, nếu anh em gặp chuyện, cha mẹ không nhờ cậy ai được, cũng được phép xẻ bớt cơm áo để giúp cho cha mẹ.

Do vậy, ngài Trường Lô c̣n nêu vết thơm phụng dưỡng mẹ (thiền sư Trường Lô Tông Trách đời Tống, người xứ Tương Dương, lúc nhỏ mồ côi. Bà mẹ ngài họ Trần nuôi nhờ con trong nhà người cậu. Đến lớn, Sư thông thạo bác lăm kinh điển thế tục. Năm hai mươi chín tuổi xuất gia, hiểu sâu xa tông yếu. Sau trụ tại chùa Trường Lô, đón mẹ về ở nơi thất phía Đông phương trượng, khuyên mẹ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Bảy năm sau, mẹ niệm Phật qua đời. Chuyện này chép trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục), ngài Đạo Phi có chuyện lạ “chôn cha” (ngài Đạo Phi là tông thất nhà Đường, người Trường An. Sanh ra mới vừa đầy năm, cha v́ vương sự bỏ ḿnh. Ngài xuất gia năm bảy tuổi. Đến năm mười chín, đời loạn gạo mắc, bèn cơng mẹ vào Hoa Sơn, tự nhịn ăn, khất thực nuôi mẹ. Năm sau, ngài t́m đến chiến trường Hoắc Sơn, thâu thập xương trắng, kiền thành tụng kinh chú, mong t́m được xương cha. Vài ngày sau, xương cha từ giữa đống xương trồi lên, tiến thẳng đến trước mặt ngài Đạo Phi. Ngài bèn chôn vùi những bộ xương khác, mang xương cha đem về chôn cất. Chuyện này được chép trong Tống Cao Tăng Truyện). V́ thế kinh nói: “Công đức cúng dường cha mẹ bằng với công đức cúng dường bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát”.

Cha mẹ c̣n sống th́ khéo léo khuyên dụ, khiến cho cha mẹ tŕ trai niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Cha mẹ đă khuất th́ đem công đức tu tŕ đọc tụng của chính ḿnh thường chí thành hồi hướng cho cha mẹ, khiến họ vĩnh viễn thoát khỏi Ngũ Trược, từ biệt măi măi sáu nẻo, chứng Vô Sanh Nhẫn, đạt địa vị Bất Thoái. Đến tột cùng đời vị lai độ thoát chúng sanh, khiến cho cả ḿnh lẫn người đều thành giác đạo. Như vậy là chẳng giống với đại hiếu của thế gian. Luận đến cùng cực, toàn bộ Lục Độ vạn hạnh, không ǵ chẳng nhằm mở rộng đạo Hiếu. Do vậy, trong Phạm Vơng Giới Kinh, nhất nhất đều dạy nên sanh tâm từ bi, tâm hiếu thuận. Lại nói: “Nếu là đệ tử Phật hăy nên dùng tâm từ bi thực hiện chuyện phóng sanh v́ hết thảy người nam đều là cha ta, hết thảy nữ nhân đều là mẹ ta. Đời đời không lúc nào ta chẳng được họ sanh ra. Do vậy, lục đạo chúng sanh đều là cha mẹ ta. Giết chúng sanh ăn thịt chính là giết cha mẹ”.

Do vậy, hết thảy những ǵ ḿnh tu tŕ đều đem hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh chính là nghĩ đến tột cùng đời vị lai, hiếu với trọn khắp các hữu t́nh. Nếu đem đạo Hiếu thế gian ra so sánh th́ về mặt h́nh tích cũng chẳng thiếu khuyết, mà về mặt gốc lại càng dư thừa! Tiếc cho những kẻ không thấy được lư này, nếu không bảo là nói dối, hoang đường th́ cũng cho là mờ mịt! Nào biết theo chiều dọc th́ suốt ba đời, theo chiều ngang th́ trọn khắp mười phương, Phật nhăn thấy trọn vẹn như nh́n vào ḷng bàn tay vậy!

 



[1] . Hiếu Kinh có thuyết nói do chính Khổng Tử trước tác, có thuyết nói do Tăng Tử. Tổng Mục của Tứ Khố Toàn Thư ngả về thuyết cho rằng Hiếu Kinh do Tăng Tử hoặc một trong bảy mươi người học tṛ kiệt xuất của Khổng Tử biên soạn. Sách được h́nh thành vào thời Tần Hán. Đây là tác phẩm được chú giải mạnh mẽ nhất ngoài Tứ Thư. Bản Hiếu Kinh được lưu hành hiện thời do chính Đường Huyền Tông (Lư Long Cơ) chú giải. Toàn sách chia thành 18 chương, bàn luận xoay quanh chữ Hiếu. Sách này được xếp vào Thập Tam Kinh, tức 13 tác phẩm bắt buộc phải học của người theo đạo Nho.

[2] . Ngũ Thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.